Thay đổi xe xăng thành xe điện: Liệu có khả quan

Xét trên mặt bằng chung của ngành xe hiện nay, hầu hết lãnh đạo các hãng xe đều có chung quan điểm rằng việc chuyển đổi sang làm xe điện là điều sớm muộn. Nhưng vấn đề lớn cho câu chuyện chuyển đổi này nằm ở tốc độ chuyển đổi. Tốc độ chuyển đổi sang làm xe thuần điện tác động mạnh mẽ đến chiến lược mà hãng xe thực hiện.

Các nhà sản xuất xe truyền thống đã xác nhận rằng họ sẽ dần thực hiện chiến lược chuyển sang làm xe  thuần điện, tuy nhiên thời gian chuyển đổi của các hãng lại có sự khác nhau. Nếu như hãng xe chuyển đổi quá nhanh, hoặc cho ra mắt quá nhiều mẫu xe điện, thì sẽ tác động trực tiếp đến chi phí hoạt động và doanh thu từ các mẫu xe chạy xăng mà họ hiện có. 

Điểm mấu chốt chính là tại thời điểm hiện nay, xe sử dụng động cơ đốt trong vẫn là nguồn lợi nhuận chính, giá xe điện phải mất khá nhiều thời gian mới có thể đạt tới mức tương đồng với xe xăng cùng loại và mang về lợi nhuận cho hãng xe. Nói một cách đơn giản hơn, làm xe điện quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng tụt giảm lợi nhuận của hãng

Phát triển xe điện với tốc độ quá nhanh không phải là một chiến lược khôn ngoan đối với các hãng xe hiện tại nhưng việc đi quá chậm cũng không phải là một điều nên làm. Đi chậm sẽ làm cho các nhãn hàng bỏ lỡ cơ hội tồn tại trong mảng thị trường dự kiến sẽ cùng sôi động trong vài chục năm nữa - đây là quan điểm chung của nhiều lãnh đạo hãng xe. 

Ông Jim Rowan, CEO của Volvo cho biết: "Chúng tôi không dám bỏ lỡ thị trường". 

Volvo là một trong số nhiều hãng xe truyền thống đang tìm cách để chuyển mình thành một hãng xe điện 100%. Volvo cho biết hãng sẽ dừng toàn bộ các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2030. 

Trên toàn thế giới, doanh số xe điện chiếm khoảng 10%, nhiều phần trong đó là các mẫu xe mang thương hiệu Tesla và BYD (Trung Quốc). Thế nhưng, đối với các hãng xe truyền thống thì xe điện vẫn chỉ là một trong các mảng mà họ kinh doanh, thậm chí còn được coi là nhỏ. Trong khi tại Tesla, lợi nhuận của họ đã liên tục tăng, còn tại các hãng xe truyền thống, họ lỗ, vì chi phí sản xuất pin tăng cao. 

Vậy tốc độ phát triển như thế nào là hợp lý?

Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải vật lộn với câu hỏi "xanh hóa" với vận tốc nào là đủ? Ví dụ như BP (doanh nghiệp lớn trong ngành xăng dầu), trong nhiều năm liền đứng ngôi vị số 1 trong việc loại bỏ mô hình kinh doanh có liên quan đến năng lượng hóa thạch, nhưng tháng vừa rồi lại cho biết rằng doanh nghiệp sẽ giảm tốc độ chuyển đổi, sản xuất thêm các sản phẩm dầu khí. 

Nhưng các nhà chức trách thì lại đang thúc ép doanh nghiệp giảm các-bon trong hoạt động của họ. Tuần trước, Liên minh châu Âu đã chấp thuận việc cấm bán xe chạy xăng và xe chạy dầu từ năm 2035. Bang California ở Mỹ cũng có mốc thời gian tương tự.  

Với những nhà đầu tư quan tâm đến môi trường, họ cũng đang rắn tay với các doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa sự xả thải. Lãnh đạo các hãng xe truyền thống hẳn cũng đã thấy được các hãng xe điện khởi nghiệp được cưng phụng ra sao. Tesla là minh chứng rõ ràng cho điều này khi giá trị của hãng (theo FactSet) đạt 659 tỷ USD. Trong khi giá trị của 4 "gã khổng lồ" truyền thống - General Motors, Ford Motor, Tập đoàn Toyota và Tập đoàn Volkswagen - cộng lại vẫn kém hơn so với con số đáng tự hào của Tesla. 

Nói đến lý do vì sao các hãng xe truyền thống vẫn còn chậm trong việc phát triển xe điện, mọi người cân nhắc đến một vài yếu tố khách quan - những điều mà họ không thể kiểm soát, như mức độ sẵn có của các nguyên liệu chính làm pin xe điện, hay khả năng đáp ứng của điện lưới. 

General Motors và Ford là hai thương hiệu có mục tiêu lớn nhất đối với dòng xe điện. Ford dự kiến tới hết thập kỷ này, một nửa doanh số của hãng sẽ đến từ dòng xe điện; về General Motors thì sẽ đạt mốc năm 2035 để dừng sản xuất các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong (trừ các mẫu xe cỡ lớn / hạng nặng). 

Còn đối với hãng xe lớn nhất thế giới xét về doanh số - Toyota - lại muốn đưa ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, thay vì chỉ có duy nhất một lựa chọn là xe điện. Toyota cùng lúc đầu tư cho xe điện, xe lai điện và xe sử dụng hydro. Đây thật sự là một mục tiêu lớn và Toyota cần có những chiến lược cụ thể để đạt được nó.

Trong khi đó, VinFast từ Việt Nam thì đã dừng toàn bộ sản xuất xe sử dụng động cơ đốt trong sau khoảng 3 năm tham gia ngành công nghiệp, trở thành hãng xe đầu tiên trên thế giới từ bỏ hoàn toàn xe sử dụng động cơ đốt trong. Trong hồ sơ mà VinFast gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), VinFast đã cho thấy hãng phát triển ô tô điện rất nhanh: với 6 mẫu xe điện sau 6 năm thành lập. Hãng xe Việt hiện đang sử dụng 100% nguồn lực cho phát triển phương tiện xanh, gồm xe máy điện, ô tô điện, xe buýt điện, và mới nhất là cả xe đạp điện.

Xem thêm

Bảng giá xe VinFast năm 2023

Nhìn thì tưởng ô tô điện của Trung Quốc nhưng lại của Ấn Độ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số lượng ô tô nhập khẩu tăng đột ngột chủ yếu là xe giá rẻ

Những điều cần biết khi mua bảo hiểm vật chất xe ô tô

Hàng loạt xe hot bị "triệu tập" đầu năm 2023